Chức năng nhiệm vụ

Chương I
CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN, CÁC TỔ CHỨC
THUỘC VÀ TRỰC THUỘC CHI
CỤC KIỂM LÂM

Điều 1. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục Kiểm lâm, gồm:
  1. Phòng Hành chính, Tổng hợp;
  2. Phòng Thanh tra, Pháp chế;
  3. Phòng Quản lý, Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên ;
  4. Phòng Sử dụng và Phát triển rừng;
  5. Phòng Tổ chức, Tuyên truyền và Xây dựng lực lượng.
Điều 2. Tổ chức thuộc Chi cục Kiểm lâm
Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng.
Điều 3. Các tổ chức trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, gồm:
  1. Hạt Kiểm lâm thị xã Sông cầu;
  2. Hạt Kiểm lâm huyện Tuy An;
  3. Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Xuân;
  4. Hạt Kiểm lâm thành phố Tuy Hòa;
  5. Hạt Kiểm lâm huyện Phú Hòa;
  6. Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hòa;
  7. Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh;
  8. Hạt Kiểm lâm huyện Tây Hòa;
  9. Hạt Kiểm lâm huyện Đông Hòa;
  10. Ban Quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả;
  11. Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai.

Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC PHÒNG CHUYÊN
MÔN, NGHIỆP VỤ THUỘC CHI
CỤC KIỂM LÂM

Điêu 4. Phòng Hành chính, Tổng hợp
  1. Chức năng
Phòng Hành chính, Tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác kế hoạch, tổng hợp; tài chính, kế toán; hành chính, xây dựng cơ bản, xây dựng cơ quan văn hoá, an ninh trật tự cơ quan.
  1. Nhiệm vụ
  1. Tuyên truyền, phổ biến thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quy trình, quy phạm kỹ thuật biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin, hành chính, quản trị, tài chính, trang bị chuyên dùng của lực lượng Kiểm lâm; tổ chức mạng máy tính trong cơ quan Chi cục, hướng dẫn và hiện đại hoá mạng tin học trong lực lượng Kiểm lâm;
  2. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, phương án và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài chính, trang thiết bị chuyên dùng của lực lượng Kiểm lâm;
  3. Xây dựng kế hoạch tài chính hằng năm chi cho bộ máy biên chế, sự nghiệp lâm nghiệp và phân bổ, quản lý theo cơ chế tự chủ; quản lý, phân bổ kinh phí hành chính, sự nghiệp lâm nghiệp và các khoản lập quỹ (nếu có) và thực hiện chế độ báo cáo, thanh quyết toán định kỳ hàng năm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  4. Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo yêu câu hiện đại hóa công sở và bảo trì công sở theo quy định; lập dự án và tham gia ban quản lý dự án xây dựng các công trình được Nhà nước cho phép đầu tư;
  5. Thanh toán lương; các khoản phụ cấp; bảo hiểm xã hội, quản lý, cập nhật vào sổ bảo hiểm xã hội về diễn biến lương; bảo hiểm y tế, làm thẻ bảo hiểm y tế và các chi phí khác phục vụ cơ quan Chi cục;
  1. Quản lý và theo dõi tình hình sử dụng tài sản và thực hiện chế độ kiểm kê, báo cáo theo quy định;
  2. Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, kiểm tra việc quản lý sử dụng kinh phí theo định mức và kiểm tra các đơn vị trực thuộc về việc thanh quyết toán kinh phí;
  3. Thực hiện công tác văn phòng, mua sắm tài sản, hàng hóa, văn phòng phẩm, bố trí phòng làm việc; tiếp khách; để xe; tạp vụ, vệ sinh cơ quan; sửa chữa nhỏ công sở; trực bảo vệ cơ quan bảo đảm an toàn;
k)   Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý các con dấu theo quy định hiện hành;
  1. Chủ trì, phối hợp các phòng, đơn vị trực thuộc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm;
            m)  Tổ chức và phục vụ các cuộc họp, chuyên đề, sơ kết, tổng kết, hội nghị công chức hằng năm, hội thảo và phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn của Chi cục Kiểm lâm;
0) Xây dựng nội quy, quy trình, phuơng án phòng cháy, chữa cháy trụ sở cơ quan Chi cục Kiểm lâm; xây dựng cơ quan văn hóa; xây dựng cơ quan đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”; xây dựng các quy chế về văn hóa công sở, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
p)  Mua sắm các loại trang phục, đồng phục, lễ phục, các loại trang thiết bị chuyên dùng và kiểm tra việc sử dụng các loại trang thiết bị đó;
q)  Thực hiện cải cách hành chính, cơ chế một cửa; duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan Chi cục Kiểm lâm;
r)   Quản trị trang thông tin điện tử của Chi cục Kiểm lâm; phối hợp với các phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của Chi cục Kiểm lâm trên trang thông tin điện tử;
s)    Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.
  1. Cơ cấu tổ chức
Phòng Hành chính, Tổng hợp có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng, các công chức và lao động hợp đồng.
  • Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về quản lý, điều hành mọi hoạt động của phòng;
  • Phó Trưởng phòng là người giúp việc Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công theo dõi, thực hiện một số lĩnh vực công tác thuộc trách nhiệm của phòng; chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ được phân công;
  • Công chức và lao động hợp đồng chịu sự quản lý, điều hành chung của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ được giao.
Điều 5. Phòng Tổ chức, Tuyên truyền và Xây dựng lực luợng
  1. Chức năng
Phòng Tổ chức, Tuyên truyền và Xây dựng lực lượng có chức năng tham mưu giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác tổ chức bộ máy, biên chế, chế độ chính sách, quy hoạch, đào tạo, bồi dường, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức; tuyên truyên và xây dựng lực lượng trong lĩnh vực thuộc Chi cục Kiểm lâm.
  1. Nhiệm vụ
  1. Tuyên truyền, phổ biến thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, thi đua khen thưởng, tổ chức, đào tạo, xây dựng lực lượng Kiểm lâm;
  2. Xây dựng quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, phương án và tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự, thi đua khen thưởng, vị trí việc làm, đào tạo, xây dựng lực lượng kiểm lâm;
  3. Tham mưu cho Chi cục trưởng về quy hoạch, bồ nhiệm mới, bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ, miễn nhiệm, chuyển đối vị trí, điều động công chức, lao động hợp đồng; theo dõi việc bố trí sắp xếp tổ chức bộ máy ở các đơn vị trực thuộc, bố trí Kiểm lâm địa bàn ở các địa phương; quy hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn bồi dưỡng; nhận xét đánh giá công chức, lao động hợp đồng hằng năm; quản lý hồ sơ công chức, lao động hợp đồng thuộc diện quản lý của Chi cục Kiểm lâm;
  4. Nâng cao năng lực kiểm lâm, kiểm lâm phụ trách địa bàn cấp xã;
  5. Tổ chức phát động phong trào thi đua trong lực lượng, tổng kết thi đua và đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, lao động hợp đồng;
  1. Thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, lao động hợp đồng: Nâng bậc lương, phụ cấp vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp ưu đãi nghề, chuyển ngạch lương theo trình độ đào tạo, nghỉ phép, hưu trí, thôi việc;
  2. Xem xét đê xuất tuyển dụng lao động, gia hạn hoặc chấm dứt họp đồng lao động; tiếp nhận phân công công tác đối với công chức trúng tuyển;
  3. Phối hợp với Phòng Thanh tra, pháp chế trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức, lao động hợp đồng thuộc diện quản lý của Chi cục Kiểm lâm;
k)  Xây dựng Quy chế làm việc, Quy chế dân chủ trong hoạt động của Chi cục Kiểm lâm. Theo dõi và đôn đốc công chức, lao động hợp đồng ở các phòng, đơn vị trực thuộc Chi cục thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử trong làm việc và giao tiếp với tổ chức và công dân; kiểm tra công chức, lao động họp đồng về đồng phục, mang phù hiệu, cấp hiệu, biên hiệu khi thi hành công vụ;
  1. Cấp phát, quản lý trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ kiểm lâm, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ;
m)   Phối hợp với Phòng Hành chính, Tồng hợp thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực: Quản lý biên chế, các quy định về quản lý công chức, lao động hợp đồng, đào tạo, bồi dường;
n)    Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.
  1. Cơ cấu tổ chức
Phòng Tổ chức, Tuyên truyền và Xây dựng lực lượng có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng, các công chức và lao động hợp đồng.
  • Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về quản lý, điều hành mọi hoạt động của phòng;
  • Phó Trưởng phòng là người giúp việc Trưởng phòng, được Trường phòng phân công theo dõi, thực hiện một số lĩnh vực công tác thuộc trách nhiệm của phòng; chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ được phân công;
- Công chức và lao động hợp đồng chịu sự quản lý, điều hành chung của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ được giao.
Điều 6. Phòng Thanh tra, Pháp chế
  1. Chức năng
Phòng Thanh tra, Pháp chế có chức năng tham mưu giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác thanh tra, pháp chế trong các lĩnh vực thuộc Chi cục Kiểm lâm.
  1. Nhiệm vụ
  1. Tuyên truyền, phổ biến thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quy trình, quy phạm kỹ thuật, biện pháp quản lý về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và giống cây trồng;
  2. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và giống cây trồng;
  3. Chủ trì xây dựng kế hoạch và phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
  4. Xây dựng quy chế, kế hoạch phối hợp các ngành, địa phương, đơn vị trong công tác phòng chống vi phạm và kiểm tra ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và giống cây trồng;
  5. Hướng dẫn nghiệp vụ về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và giông cây trồng; tham mưu cho Chi cục trưởng xử phạt vi phạm hành chính, khởi tố điều tra hình sự theo quy định của pháp luật;
  1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và giống cây trồng;
  2. Tiếp nhận và đề xuất giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tin báo tố giác tội phạm và tổ chức việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
  3. Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong lực lưọng kiểm lâm tỉnh;
k)  Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo: Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tin báo tố giác tội phạm; phòng chống tham nhũng;
  1. Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan thực hiện, tổng hợp, báo cáo tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính của lực lượng kiểm lâm tỉnh;
m)   Phối hợp các hoạt động đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và giống cây trồng;
n)    Quản lý lâm sản; quản lý búa Kiểm lâm theo quy định hiện hành;
0) Cấp phát, quản lý ấn chỉ xử lý vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và giống cây trồng theo quy định của pháp luật;
p) Phối hợp Phòng Hành chính, Tổng hợp thực hiện cải cách hành chính, cơ chế một cửa trong lĩnh vực: quản lý lâm sản, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo; duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan Chi cục Kiểm lâm;
r) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.
  1. Cơ cấu tổ chức
Phòng Thanh tra, Pháp chế có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng, các công chức và lao động hợp đồng.
  • Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về quản lý, điều hành mọi hoạt động của phòng;
  • Phó Trưởng phòng là người giúp việc Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công theo dõi, thực hiện một số lĩnh vực công tác thuộc trách nhiệm của phòng; chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ được phân công;
  • Công chức và lao động hợp đồng chịu sự quản lý, điều hành chung của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ được giao.
Điều 7. Phòng Quản lý, Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên
  1. Chức năng
Phòng Quản lý, Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên có chức năng tham mưu giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên trong các lĩnh vực thuộc Chi cục Kiểm lâm.
  1. Nhiệm vụ
  1. Tuyên truyền, phổ biến thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quy trình, quy phạm kỹ thuật, biện pháp quản lý, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên và theo dõi diễn biến rừng, thống kê rừng, kiểm kê rừng;
  2. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quy trình, quy phạm kỹ thuật, biện pháp quản lý, bảo vệ rừng; phòng cháy, chừa cháy rừng; hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên và theo dõi diễn biến rừng, thống kê rừng, kiểm kê rừng;
  3. Xây dựng quy hoạch, chương trình, đề án, dự án, phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng; hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên và theo dõi diễn biến rừng, thống kê rừng, kiềm kê rừng;
  4. Xây dựng quy chế phối hợp với các ngành, hội, đoàn thể của tỉnh; quy chế phối hợp với Chi cục Kiểm lâm các tỉnh giáp ranh trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện quy chế phối hợp;
  5. Phối hợp với các phòng và đơn vị có liên quan thực hiện các hoạt động, chương trình về công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng;
  1. Quản lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã theo quy định và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị Kiểm lâm thực hiện việc quản lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn theo đúng quy định;
  2. Theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến rừng, bảo tồn thiên nhiên, du lịch sinh thái, giáo dục môi trường, phát triển cộng đồng tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất;
  3. Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan kiểm tra, tham gia thanh tra các hoạt động quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chừa cháy rừng, hệ thống rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật;
k) Phối hợp các hoạt động đào tạo, tập huấn, diễn tập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng trừ sâu bệnh hại rừng; hệ thống rừng sản xuất, đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên và theo dõi diễn biến rừng, thống kê rừng, kiểm kê rừng;
  1. Chủ trì, phối hợp các phòng, đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ báo cáo tuần, tháng, sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ và phát triển rừng cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kiểm lâm và các cơ quan liên quan; tham mưu cho lãnh đạo Chi cục Kiềm lâm quy định chế độ thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ và phát triển rừng;
m)  Theo dõi, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đông dân cư thôn;
n)   Phối hợp với Phòng Hành chính, Tổng hợp thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực: bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và săn bắt, gây nuôi động vật hoang dã; duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan Chi cục Kiềm lâm;
o)    Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.
  1. Cơ cấu tổ chức
Phòng Tố chức, Tuyên truyền và Xây dựng lực lượng có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng, các công chức và lao động hợp đồng.
  • Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về quản lý, điều hành mọi hoạt động của phòng;
  • Phó Trưởng phòng là người giúp việc Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công theo dõi, thực hiện một số lĩnh vực công tác thuộc trách nhiệm của phòng; chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ được phân công;
  • Công chức và lao động hợp đồng chịu sự quản lý, điều hành chung của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ được giao.
Điều 8. Phòng Sử dụng và Phát triển rừng
  1. Chức năng
Phòng Sử dụng và Phát triển rừng có chức năng tham mưu giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác sử dụng và phát triển rừng trong các lĩnh vực thuộc Chi cục Kiểm lâm.
  1. Nhiệm vụ
  1. Tuyên truyền, phổ biến thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quy trình, quy phạm kỹ thuật về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng, làm giàu rừng, điều chế rừng tự nhiên, quản lý rừng bên vũng, khai thác gỗ, lâm sản khác và chế biến lâm sản;
  2. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quy trình, quy phạm kỹ thuật về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiên tái sinh, nuôi dường, làm giàu rừng, điều chế rừng tự nhiên, quản lý rừng bền vững, khai thác gỗ, lâm sản khác và chế biến lâm sản;
  3. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiên tái sinh, nuôi dưỡng, làm giàu rừng;
  4. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng và làm giàu rừng;
  5. Giúp Chi cục trưởng thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án lâm sinh, các mô hình khuyến lâm, phát triển lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật;
  1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và phát triển hệ thống vườn giống, rừng giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;
  2. Thực hiện các hoạt động quản lý về giao rừng, thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng, trồng rừng thay thế và canh tác nương rẫy; kiểm tra, giám sát việc sử dụng của các chủ rừng sau khi đã được giao, được thuê; phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết tranh chấp về rừng, bồi thường khi chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp;
  3. Giúp Chi cục trưởng tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý giống, các nguồn giống, vườn giống cây trồng lâm nghiệp; tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định;
k)  Giúp Chi cục trưởng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương án điều chế rừng tự nhiên, phương án quản lý rừng bền vững, kế hoạch khai thác gồ, lâm sản khác và chế biến lâm sản;
  1. Giúp Chi cục trưởng thẩm định, trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên, khai thác, tỉa thưa gỗ rừng trồng, khai thác lâm sản khác theo quy định;
m)  Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về chi trả dịch vụ môi trường rừng;
n)   Phối hợp các hoạt động đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiên tái sinh, nuôi dưỡng, làm giàu rừng, điều chế rừng tự nhiên, quản lý rừng bền vững, khai thác gỗ, lâm sản khác và chế biến lâm sản;
o)   Quản lý, sử dụng búa bài cây theo quy định hiện hành;
p)  Phối hợp với Phòng Hành chính, Tổng hợp thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực: Sử dụng rừng, phát triển rừng và giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng; duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan Chi cục Kiểm lâm;
q)  Thực hiện nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp báo cáo việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh; báo cáo kết quả thực hiện các dự án lâm nghiệp;
r)    Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.
  1. Cơ cấu tổ chức
Phòng Sử dụng và Phát triển rừng có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng, các công chức và lao động hợp đồng.
  • Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về quản lý, điều hành mọi hoạt động của phòng;
  • Phó Trưởng phòng là người giúp việc Trưởng phòng, đưọc Trưởng phòng phân công theo dõi, thực hiện một số lĩnh vực công tác thuộc trách nhiệm của phòng; chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ được phân công;
  • Công chức và lao động hợp đồng chịu sự quản lý, điều hành chung của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ được giao.
Chương III
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC TỔ CHỨC
THUỘC VÀ TRỰC THUỘC CHI
CỤC KIỂM LÂM

Điêu 9. Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng
  1. Vị trí, chức năng
Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng là tổ chức thuộc Chi cục Kiểm lâm, có chức năng giúp Chi cục trưởng kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm;
Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng có trụ sở, có con dấu riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
  1. Nhiệm vụ
  1. Tổ chức kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triến rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo chỉ đạo của Chi cục trưởng và quy định của pháp luật;
  2. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, các đơn vị có liên quan trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc thẩm quyền của Chi cục Kiểm lâm;
  3. Phối hợp, hỗ trợ các Hạt Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng đặc dụng tuần tra, kiểm soát, truy quét những điểm nóng về chặt phá rừng, khai thác, vận chuyển, cất giữ, kinh doanh trái phép lâm sản theo đề nghị của các Hạt Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng đặc dụng và chỉ đạo của Chi cục trưởng;
  4. Tổ chức hoạt động nghiệp vụ nhằm chống tiêu cực trong thi hành công vụ của lực lưọng Kiểm lâm địa phương theo chỉ đạo của Chi cục trưởng;
  5. Tổ chức xây dựng mạng lưới cộng tác viên để phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về phá rừng, khai thác, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái pháp luật;
  1. Thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành của Chi cục Kiểm lâm;
  2. Phối hợp với Phòng Hành chính, Tổng hợp duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan Chi cục Kiểm lâm;
  3. Quàn lý, sử dụng công chức, người lao động, vị trí việc làm, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp và quy định của pháp luật;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.
  1. Cơ cấu tổ chức
Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng có Đội trưởng, không quá 02 Phó Đội trường, các công chức chuyên môn và lao động hợp đồng giúp việc.
- Đội trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về quản lý, điều hành mọi nhiệm vụ, công tác được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Đội;
  • Phó Đội trưởng là người giúp việc Đội trưởng, được Đội trưởng phân công theo dõi, thực hiện một số lĩnh vực công tác thuộc trách nhiệm của Đội; chịu trách nhiệm cá nhân trước Đội trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ được phân công;
  • Công chức và lao động hợp đồng chịu sự quản lý, điều hành chung của Đội trưởng; chịu trách nhiệm cá nhân trước Đội trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ được giao.
Điều 10. Các Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, thành phố
  1. Vị trí, chức năng
Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Hạt Kiểm lâm) là tố chức trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, có chức năng giúp Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; đồng thời, chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn.
Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
  1. Nhiệm vụ
  1. Về quản lý rừng: Tham mưu cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xâỵ dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
  2. Về phát triển rừng:
  • Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng, làm giàu rừng;
  • Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng và làm giàu rừng;
  • Theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng.
  1. Về giống cây lâm nghiệp: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và phát triển hệ thống vườn giống, rừng giống cây lâm nghiệp trên địa bàn cấp huyện.
  2. Về sử dụng rừng:
  • Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương án điều chế rừng tự nhiên, phương án quản lý rừng bền vững, kế hoạch khai thác gỗ, lâm sản khác và chế biến lâm sản;
  • Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về chi trả dịch vụ môi trường rừng.
  1. Bảo tồn thiên nhiên:
  • Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng hệ thống rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trên địa bàn;
  • Tham mưu việc quản lý các khu rừng đặc dụng, bảo tồn đa dạng sinh học, các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;
  • Quản lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng, trồng cây nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã thông thường theo quy định và hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý vi phạm trong hoạt động gây nuôi, trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã và bảo vệ môi trường rừng theo quy định của pháp luật;
  • Hướng dẫn, kiểm tra về bảo tồn thiên nhiên; giáo dục môi trường gắn với cộng đồng tại các khu bảo tồn thiên nhiên.
  1. Bảo vệ rừng:
  • Tham mưu cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lượng, phương tiện khác của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu chữa cháy rừng và phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách;
  • Xây dựng quy chế phối hợp với các ngành, hội, đoàn thể của cấp huyện; quy chế phối hợp với Hạt Kiểm lâm các tỉnh giáp ranh trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện quy chế phối hợp;
  • Tổ chức thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp;
  • Dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chừa cháy rừng; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; tham gia phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;
  • Phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn.
  1. Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương:
  • Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn;
  • Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, xử lý, xử phạt vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị xâm hại.
  1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể, chủ rừng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy và chữa cháy rừng.
k)   Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra kiểm lâm địa bàn cấp xã thục hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
  1. Tổ chức chỉ đạo, quản lý hoạt động của Trạm Kiểm lâm trực thuộc.
m)   Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chế độ, chính sách và pháp luật cho công chức, viên chức, người lao động ngành lâm nghiệp và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
n)    Tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật lâm nghiệp theo quy định pháp luật; tổ chức hoạt động du lịch sinh thái phù họp với quy hoạch khu rừng phòng hộ, đặc dụng và quy định của pháp luật.
o)    Thực hiện nghiên cứu khoa học, triền khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
p)    Thực hiện giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, tin báo tố giác tội phạm, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực lâm nghiệp.
q)    Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan; quản lý, sử dụng công chức, người lao động, vị trí việc làm, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp và quy định của pháp luật.
r)     Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo, thống kê định kỳ, đột xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
  1. Cơ cấu tổ chức
  1. Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm có Hạt trưởng và không quá 02 Phó Hạt trưởng.
  • Hạt trưởng là người đứng đầu của Hạt, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, UBND cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Hạt Kiểm lâm.
  • Phó Hạt trưởng là người giúp việc Hạt trưởng phụ trách một hoặc một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Hạt trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Hạt trưởng vắng mặt, một Phó Hạt trưởng được Hạt trưởng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Hạt Kiểm lâm.
  1. Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ Hạt Kiểm lâm cấp huyện gồm: Hành chính, Tổng hợp; Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên; Thanh tra, Pháp chế; Sử dụng và Phát triển rừng; Tổ Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chừa cháy rừng và các Trạm Kiểm lâm.
  2. Trạm Kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm cấp huyện, gồm:
-  Trạm Kiểm lâm Sơn Thành thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Tây Hòa;
  • Trạm Kiểm lâm Xuân Lãnh thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Xuân;
  • Trạm Kiểm lâm Vân Hòa và Trạm Kiểm lâm Sơn Hà thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hòa;
  • Trạm Kiểm lâm Hòa Hội thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Phú Hòa;
  • Trạm Kiểm lâm Ea Bar và Trạm Kiểm lâm Sơn Giang thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh.
Trạm Kiểm lâm có Trạm trưởng, 01 Phó Trạm trưởng và công chức Kiểm lâm, lao động hợp đồng giúp việc. Trạm Kiểm lâm có trụ sở làm việc, có con dấu riêng để sử dụng vào hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và thực thi pháp luật bảo vệ phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
Trạm Kiểm lâm có nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; thống kê, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp và các hoạt động về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn;
+ Tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp các chủ rừng, các đơn vị tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, cất giữ, mua, bán, kinh doanh, vận chuyển lâm sản, săn bắt trái phép động vật rừng; bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng;
+ Kiểm tra, ngăn chặn, xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triến rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng; xây dựng phương án, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt; tham mưu cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã huy động lực lượng dân quân địa phương, các lực lượng liên quan và phương tiện khác tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.
+ Chủ trì, phối hợp với các lực lượng bảo vệ rừng, chủ rừng trên địa bàn tổ chức thực hiện bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
+ Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo, thống kê định kỳ, đột xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp theo sự phân công của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.
Điều 11. Ban Quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả, Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai
  1. Vị trí, chức năng
Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai và Ban Quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả là tổ chức trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, có chức năng tham mưu giúp Chi cục trưởng, UBND huyện trên địa bàn thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, phòng cháy chữa cháy rừng và tổ chức thực thi pháp luật bảo vệ phát triển rừng trên toàn bộ diện tích rừng và đất rừng được nhà nước giao; chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.
Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai và Ban Quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng đê hoạt động theo quy định của pháp luật.
  1. Nhiệm vụ
  1. Tham mưu, giúp Chi cục trưởng, UBND huyện trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đê án, dự án về bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên trong lâm phần được giao;
  2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt;
  3. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học thuộc phạm vi quản lý;
  4. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên; phối hợp thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án bảo vệ phát triển rừng, trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng, làm giàu rừng, các mô hình khuyến lâm, phát triển lâm sản ngoài gỗ trong lâm phần quản lý theo qui định của pháp luật;
  5. Thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về chi trả dịch vụ môi trường rừng; công tác bảo tồn đa dạng sinh học, các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;
g. Tham mưu cho ƯBND huyện trình cấp có thẩm quyền huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lượng, phương tiện khác của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn đê kịp thời ngăn chặn, ứng cứu cháy rừng và phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách;
  1. Xây dựng quy chế phối hợp với các ngành, hội, đoàn thể của cấp huyện; quy chê phôi hợp với Hạt Kiểm lâm các tỉnh giáp ranh trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy, chừa cháy rừng trên địa bàn thuộc phạm vi, trách nhiệm, quyên hạn theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện quy chế phối hợp;
  2. Tổ chức bảo vệ tài nguyên rừng, chống chặt, phá rừng; phòng cháy chừa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại rừng và các hành vi trái pháp luật xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp trong lâm phần quản lý;
k)   Tổ chức thực hiện và trình các cấp thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; khởi tố điều tra án hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo qui định của pháp luật;
  1. Phối hợp tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật lâm nghiệp theo quy định pháp luật; tổ chức hoạt động du lịch sinh thái phải phù hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng và quy định của pháp luật;
m)   Thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật;
n)    Thực hiện giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, tin báo tố giác tội phạm, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý theo đúng quy định;
o)    Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; duy trì và cải tiên Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan; quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỷ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức và người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật;
p)    Tổ chức chỉ đạo, quản lý các hoạt động của Hạt Kiểm lâm, Trạm Kiểm lâm trực thuộc; bố trí, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra công chức Kiểm lâm địa bàn xã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
q)    Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trường Chi cục Kiểm lâm và UBND huyện giao.
  1. Cơ cấu tổ chức
  1. Lãnh đạo Ban Quản lý rừng đặc dụng có Trưởng ban và không quá 02 Phó Trưởng ban.
  • Trưởng ban là người đứng đầu của Ban, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban;
  • Phó Trưởng ban là người giúp việc Trưởng ban phụ trách một hoặc một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưởng ban được Trưởng ban ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Ban.
  1. Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ: Hành chính, Tổng hợp; Quản lý bảo vệ rừng, Bảo tồn thiên nhiên; Thanh tra, pháp chế; Sử dụng và phát triển rừng; Tổ Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chừa cháy rừng.
  2. Các tổ chức thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng:
  • Trạm Kiểm lâm Hảo Sơn thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả.
Trạm kiểm lâm Hào Sơn có Trạm trường, 01 Phó Trạm trường, các công chức kiểm lâm và lao động hợp đồng giúp việc. Trạm Kiểm lâm có trụ sở làm việc và con dấu riêng để sử dụng vào hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực thi pháp luật bảo vệ phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
- Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Krông Trai thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai.
Trạm Kiểm lâm Thống Nhất và Trạm Kiểm lâm Krông Pa thuộc Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Krông Trai.
Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Krông Trai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật và sử dụng trụ sở của Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai để hoạt động.
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Krông Trai và Trạm Kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Krông Trai thực hiện theo quy định tại Quyết định số 294/QĐ-ƯBND ngày 07/02/2013 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Krông Trai thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai.
kqkkr1

22/2023/TT-BNNPTNT

Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp

lượt xem: 1056 | lượt tải:95

16/2023/TT-BNNPTNT

Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng

lượt xem: 901 | lượt tải:106

29/2023/NĐ-CP

Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế.

lượt xem: 814 | lượt tải:78

123/BNN-TCLN

Công văn V/v tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, cháy rừng

lượt xem: 1402 | lượt tải:174

111/2022/NĐ-CP

Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ quy định về hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

lượt xem: 1276 | lượt tải:103
Logo liên kết

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 61

Hôm nay: 10,320

Hôm qua: 10,858

Tháng hiện tại: 125,270

Tháng trước: 52,416

Tổng lượt truy cập: 1,305,362

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây