Chú ý
Có thể gửi câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi qua Liên Hệ hoặc qua các hình thức khác như: gửi qua bưu điện, email, điện thoại,...
Lên phía trên
Thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất
Câu hỏi:
Cấp nào quyết định chủ trương việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng sản xuất có diện tích đến 100 ha?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Lâm nghiệp thì Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha
Lên phía trên
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp
Câu hỏi:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 9 Luật Lâm nghiệp, các hành vi bị nghiêm cấm trọng hoạt động lâm nghiệp, gồm:

1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.
Lên phía trên
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Câu hỏi:
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp, quy định:
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Lên phía trên
Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
Câu hỏi:
Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
Trả lời:
Tại Điều 47 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, quy định:
1. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
a) Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;
b) Có phương án phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 45 của Nghị định này;
c) Có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng loại rừng;
d) Trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án phòng cháy và chữa cháy rừng;
đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
e) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Đối với các khu rừng có đường sắt, đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đi qua và công trình có nguy cơ gây cháy rừng phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp với từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.
3. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện:
a) Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều;
c) Trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.
4. Sử dụng lửa ở những cơ sở, công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng phải bảo đảm không để cháy lan vào rừng; sau khi sử dụng lửa phải dập tắt hết tàn lửa.
 
Lên phía trên
Trách nhiệm phải lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
Câu hỏi:
Những chủ rừng nào có trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 45, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, quy định:

a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
b) Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
Lên phía trên
Việc khai thác tận dụng, tận thu gỗ trong rừng sản xuất
Câu hỏi:
Việc khai thác tận dụng, tận thu gỗ trong rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Điều 29, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp quy định:
Khoản 2: Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng, khi thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
Khoản 3. Khai thác tận thu gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;
b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có báo cáo khối lượng, địa danh khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Lên phía trên
Hưởng lợi từ khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Câu hỏi:
Hưởng lợi từ khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Điều 21, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp quy định:
1. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản được quy định tại Điều 55 của Luật Lâm nghiệp.
a) Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước;
b) Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng bằng ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các chương trình, dự án có nguồn gốc ngân sách nhà nước sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước;
c) Lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ do người được giao hoặc khoán rừng phòng hộ tự đầu tư, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước, được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được.
2. Ban quản lý rừng phòng hộ được hưởng giá trị thu được từ dịch vụ ngoài lâm sản; thực hiện chi trả cho người nhận khoán; chia sẻ lợi ích cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ rừng theo quy định của Nhà nước.
3. Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao hoặc khoán rừng phòng hộ ổn định được hưởng toàn bộ sản phẩm nông, ngư nghiệp kết hợp và lâm sản ngoài gỗ sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
Lên phía trên
Hồ sơ vận chuyển lâm sản nội bộ
Câu hỏi:
Hồ sơ vận chuyển lâm sản nội bộ ra ngoài tỉnh đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Trả lời:
Căn cứ Điều 25, Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, thì hồ sơ vận chuyển lâm sản nội bộ ra ngoài tỉnh đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định như sau:
1. Bản chính phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
2. Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lậpcó xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
3. Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản.
Lên phía trên
Cơ quan kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản
Câu hỏi:
Cơ quan kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản gồm cơ quan nào?, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng có được xác nhận bảng kê lâm sản không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 7, Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, Cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản là cơ quan Kiểm lâm sở tại. Theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT, Cơ quan Kiểm lâm sở tại bao gồm: Hạt Kiểm lâm cấp huyện; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
Lên phía trên
Hành vi bóc vỏ, ken cây rừng trái phép
Câu hỏi:
Hành vi bóc vỏ, ken cây rừng trái phép bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 11, Điều 20, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/6/2019), Hành vi bóc vỏ, ken cây, khoan vào thân cây, băm gốc, đổ hóa chất hủy hoại gốc, rễ cây rừng làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển cây rừng thì mỗi cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m trên 8 cm bị xâm hại xử phạt 100.000 đồng, nhưng không quá 200.000.000 đồng.
Lên phía trên
Chủ rừng đường nhà nước giao rừng nhưng không tổ chức quản lý để rừng bị phá trái phép bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi:
Chủ rừng đường nhà nước giao rừng nhưng không tổ chức quản lý để rừng bị phá trái phép bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 12, Điều 20, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/6/2019), Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng, không tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm để phá rừng trái pháp luật bị xử phạt như quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 hoặc điểm b khoản 4 hoặc điểm b khoản 5 hoặc điểm b khoản 6 hoặc điểm b khoản 7 hoặc điểm b khoản 8 hoặc điểm b khoản 9 hoặc điểm b khoản 10 Điều 20, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ.
Lên phía trên
Tổng hợp nội dung vướng mắc của địa phương (Kèm theo văn bản số: 1425 /TCLN-PCTT ngày 13/9/2019 của Tổng cục Lâm nghiệp)
Câu hỏi:
BẢN TỔNG HỢP NỘI DUNG GIẢI ĐÁP KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Trả lời:
Xem chi tiết: tại đây.
Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13

Hôm nay: 889

Hôm qua: 944

Tháng hiện tại: 33,009

Tháng trước: 0

Tổng lượt truy cập: 2,233,240

kqkkr1
Logo liên kết

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây