Cần có giải pháp nâng cao chất lượng ban hành quy phạm pháp luật

Thứ ba - 28/05/2019 21:09 221 0

Quốc hội vừa thảo luận ở hội trường về báo cáo chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018. Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Phú Yên Nguyễn Hồng Vân đã có bài phát biểu tham gia thảo luận. Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên xin giới thiệu bài phát biểu trên.

3
ĐBQH Nguyễn Hồng Vân phát biểu tại buổi thảo luận - Ảnh: CTV

Tôi cơ bản nhất trí báo cáo kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch quản lý, sử dụng đất đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018. Báo cáo đã đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật đạt nhiều kết quả quan trọng, đồng thời cũng chỉ ra tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng được kỳ vọng, phát huy tiềm năng nguồn lực đất đai gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng - an ninh và môi trường. Để hoàn thiện báo cáo giám sát cũng như góp phần xây dựng nghị quyết của Quốc hội, tôi xin có ý kiến một số lĩnh vực sau:

Thứ nhất, về việc ban hành chính sách của pháp luật về quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị.

Báo cáo đã đánh giá hệ thống chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị khá đồng bộ, tương đối kịp thời, bao quát trên nhiều lĩnh vực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, đồng thời chỉ ra 5 tồn tại, hạn chế như đã nêu trong báo cáo. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tài liệu báo cáo, cho thấy sau 5 năm Luật Đất đai có hiệu lực, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan đã ban hành 13 nghị quyết và 49 thông tư, có thể nói đây là một cố gắng lớn của Chính phủ và các bộ ngành liên quan.

Vấn đề đặt ra là với số lượng văn bản nhiều như vậy, cùng với các công văn chỉ đạo, các văn bản cụ thể hóa của các địa phương nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị ở các địa phương. Tôi thấy vấn đề này cần đánh giá lại cho đúng. Vẫn biết đất đai có nguồn gốc phức tạp chịu sự tác động của việc thay đổi chính sách pháp luật qua nhiều giai đoạn đòi hỏi phải có những quy định khác nhau để xử lý phù hợp với quan hệ đất đai qua từng thời kỳ. Nhưng với một khối lượng văn bản quy phạm pháp luật khổng lồ như vậy rất khó cho người thực hiện ở địa phương, cơ sở cũng như việc tuyên truyền giải thích cho dân.

Việc nhớ tên các nghị định, thông tư thôi đã khó còn cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ cơ sở nhớ được toàn văn các nội dung đó để áp dụng, cũng như tuyên truyền cho dân thì càng khó.

Mặt khác, nguyên nhân của tình trạng trên được xác định và một số trường hợp quá trình dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật còn bị chi phối bởi tầm nhìn và tính cục bộ của các ngành dẫn đến xung đột, mâu thuẫn giữa các quy định; đôi khi chưa đánh giá đầy đủ tác động của các chính sách, quy định pháp luật làm ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện. Tôi đề nghị cần phải có giải pháp cụ thể hơn để nâng cao chất lượng ban hành quy phạm pháp luật và khắc phục tình trạng trên.

Thứ hai, việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị.

Tôi cơ bản nhất trí về kết quả cũng như tồn tại, hạn chế đã nêu trong báo cáo giám sát. Tuy nhiên qua thực tế giám sát và tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tôi nhận thấy những tồn tại, hạn chế trong quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai đô thị gây bức xúc cho nhân dân tập trung ở một số vấn đề lớn sau:

Một là, chậm phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đất và kế hoạch sử dụng đất. Ở đây nhiều đại biểu đã nêu tôi không phân tích thêm; quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch đất và kế hoạch sử dụng đất thì thực hiện lấy ý kiến nhân dân chưa đạt yêu cầu còn mang tính hình thức; việc công khai quy hoạch còn hạn chế.

Hai là, tình trạng xây dựng không tuân thủ quy chế quy hoạch, quản lý kiến trúc còn phổ biến, đặc biệt là một số dự án lớn và ở các khu đất vàng, gây bức xúc trong nhân dân.

Ba là, việc quy hoạch treo và các dự án treo gây ảnh hưởng bức xúc rất lớn, trong báo cáo đã nêu nhiều địa phương vẫn còn tình trạng này.

Bốn là, đặc biệt là vấn đề cử tri, nhân dân bức xúc nhiều việc giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa đúng với quy định của Luật Đất đai năm 2013 về các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất (Điều 118) tập trung ở 3 khía cạnh báo cáo đã nêu ở trang 23 của báo cáo giám sát. Tuy nhiên, vấn đề cử tri và nhân dân thắc mắc là vấn đề này, những sai phạm này đằng sau đó có lợi ích nhóm hay không.

Năm là, việc thực hiện cơ chế thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn nhiều vướng mắc gây khó cho doanh nghiệp. Báo cáo có những doanh nghiệp đã đạt thỏa thuận những vùng đó là 80-90% rồi nhưng còn 1-2 hộ hay 5-7 hộ thôi, khoảng 20% nhưng không đạt được thỏa thuận.

Từ những vấn đề trên dẫn đến tình trạng khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai dẫn đến diễn biến phức tạp, tiềm ẩn các việc khiếu kiện đông người và kéo dài. Ngoài ra, cử tri còn bức xúc một số vấn đề mà báo cáo chưa nêu, đó là:

- Chưa đánh giá về hiệu quả các nhà khách của các bộ ngành Trung ương ở các thành phố vì mình có cơ chế khoán kinh phí đi công tác rồi nhưng các bộ ngành còn nhiều nhà khách, có những nhà khách phát huy hiệu quả, có những nhà khách báo lỗ, có những nhà khách bỏ hoang tàn. Tôi cho rằng đây cũng là lãng phí nguồn tài nguyên đất đai các đô thị cần được đánh giá.

- Việc người Việt Nam đứng tên mua nhà nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người ở nước ngoài ở những vùng nhạy cảm về quốc phòng, an ninh. Phần này trong giải pháp có nêu nhưng ở thực trạng chưa thấy có đánh giá.

- Việc quản lý kinh doanh bất động sản ở các thành phố còn hiện tượng đầu cơ, tạo sóng, tạo sốt đất ở gây hoang mang và bức xúc trong nhân dân.

Thứ ba: Về giải pháp trong thời gian tới: Tôi nhất trí với nhóm giải pháp mà ban báo cáo đã nêu. Tuy nhiên, tôi đề nghị trong 17 giải pháp của Chính phủ, cần thực hiện ngay nhóm giải pháp thứ 15 là kiện toàn và nâng cao chất lượng bộ máy quản lý đất đai. Thời gian qua, nhìn chung cán bộ quản lý đất đai thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu, kể cả cơ sở dữ liệu cũng chưa đảm bảo; nhóm giải pháp thứ 16 là qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đã có kết luận rồi cần phải xử lý kịp thời, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

baophuyen.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kqkkr1

22/2023/TT-BNNPTNT

Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp

lượt xem: 1668 | lượt tải:127

16/2023/TT-BNNPTNT

Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng

lượt xem: 1415 | lượt tải:138

29/2023/NĐ-CP

Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế.

lượt xem: 1144 | lượt tải:84

123/BNN-TCLN

Công văn V/v tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, cháy rừng

lượt xem: 1951 | lượt tải:178

111/2022/NĐ-CP

Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ quy định về hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

lượt xem: 1796 | lượt tải:111
Logo liên kết

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 30

Hôm nay: 6,836

Hôm qua: 9,631

Tháng hiện tại: 67,024

Tháng trước: 318,090

Tổng lượt truy cập: 1,735,360

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây