Để đảm bảo mục tiêu của Nghị quyết số 18-NQ/TW là đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 24/2014/NĐ-CP (quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh) và Nghị định 37/2014/NĐ-CP (quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện).
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, hai Nghị định này đã lấy ý kiến xong, dự kiến trong phiên họp Chính phủ tháng 5/2019, Chính phủ sẽ thông qua hai Nghị định sửa đổi Nghị định 24/2014/NĐ-CP và Nghị định 37/NĐ-CP.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương lần này quy định giao Chính phủ quy định khung các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (sở, ngành) và cấp huyện (phòng, ban).
Nếu như trước đây, quy định cứng một sở không quá 3 phó giám đốc, tới đây, Chính phủ sẽ quy định tổng số cấp phó của các sở, ngành của một tỉnh, địa phương sẽ tùy tình hình để sắp xếp hợp lý.
Theo đó, có sở có thể có 4, 5 phó giám đốc, nhưng có sở chỉ có 1 hoặc 2 phó giám đốc, miễn sao tổng số cấp phó các sở ngành không vượt quá con số Chính phủ quy định.
Cũng theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, một số sở, ngành quy định cứng, tổ chức thống nhất trong cả nước là Tư pháp, Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra, Nội vụ, Văn phòng Ủy ban.
Các sở khác có thể sáp nhập, hợp nhất với những đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Chính phủ sẽ định hướng khung, không để từng tỉnh muốn nhập như thế nào thì nhập.
Trước đó, tại buổi họp cung cấp thông tin cho báo chí, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế (Bộ Nội vụ) Đào Thị Hồng Minh cho biết, dự thảo nghị định đưa ra hướng các sở được tổ chức thống nhất (cứng) gồm có 9 sở (dự thảo ban đầu chỉ giữ cứng 4 sở: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế).
Những sở ngành có thể sáp nhập, hợp nhất gồm có Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng…
Đối với các sở này, riêng 5 tỉnh thành trực thuộc Trung ương, những tỉnh có thể tự cân đối ngân sách và những tỉnh có diện tích trên 10.000 km2 và có dân số trên 2 triệu dân, địa phương có thể quyết định nhập hay không nhập.
Đối với 4 sở có thể hợp nhất: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, địa phương tùy vào đặc thù để sắp xếp hợp lý.
Mặc dù nghị định sửa đổi chưa được ban hành, song, ngay sau khi có Kết luận số 34-KL/TW của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW về một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhiều địa phương đã sớm thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện (sáp nhập sở ngành, phòng ban).
Việc sáp nhập, sắp xếp này còn chưa có sự thống nhất, tạo ra nhiều điểm "nghẽn" và gây nhiều băn khoăn trong dư luận.
Trước tình hình trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, cuối năm 2018, Bộ Nội vụđã có văn bản đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, chờ Chính phủ ban hành Nghị định./.
Chi cục Kiểm lâm Phú Yên được thành lập theo Quyết định số 1097/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Về việc thành lập Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm trực...