Sáng 4/6, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trả lời các nội dung xoay quanh về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong đó có hoạt động tín dụng đen, băng nhóm tội phạm...
Theo ông Lâm, hoạt động các băng nhóm tội phạm đang có xu hướng lan ra hoạt động các hoạt động kinh tế, theo cách gọi thông thường của người dân là hoạt động “xã hội đen.”
Duy trì khí thế tấn công "tín dụng đen"
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, một số đối tượng hình sự sau quá trình cải tạo trở về đời sống, mặc dù “cải tà quy chính” song lại quay sang làm ăn kinh tế với các hoạt động tội phạm phức tạp, trên nhiều lĩnh vực từ "tín dụng đen," khai thác đá, cát sỏi... Các “ông chủ” này bằng mọi cách tập hợp, sử dụng “đàn em” làm công cụ trong quá trình hoạt động kinh tế của mình.
Với hoạt động 'tín dụng đen,' người đứng đầu ngành công an chỉ ra, về bản chất đây là quan hệ dân sự về kinh tế. Tuy nhiên, khi nó vượt quá giới hạn sẽ trở thành các vấn đề hình sự.
Chính vì ở giữa ranh giới dân sự hành chính và hình sự nên các đối tượng đã lợi dụng kẽ hở này để gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm. Theo đó, ông đề nghị ngành ngân hàng cần có những giải pháp đa dạng hóa hình thức cho vay nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn lành mạnh. Đây là giải pháp căn cơ vì theo đó “tín dụng đen” sẽ không có đất để hoạt động.
“Mục tiêu của ngành công an là duy trì khí thế tấn công, trấn áp mạnh mẽ với hoạt động tội phạm này cũng như không chủ quan, chùng xuống khi có kết quả ban đầu,” ông Lâm nói.
Ngoài ra, Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho biết, Bộ sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phân công trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành nhằm làm giảm tính phức tạp của hoạt động “tín dụng đen” như trong thời gian qua.
Không có “vùng cấm” trong xử lý bảo kê
Để tình trạng “tín dụng đen” cũng như mất trật tự an toàn-an ninh xã hội xảy ra phức tạp như vừa qua, nhiều đại biểu quốc hội lên tiếng chất vấn “liệu có hoạt động bảo kê và hướng xử lý của ngành công an với vấn đề này như thế nào?”
Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay, mặc dù hoạt “tín dụng đen” xuất phát từ hoạt động dân sự, song các hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường rất khó có khả năng thu về những khoản lợi nhuận để có thể trả các khoản lãi cao, thậm chí lên tới lên tới 300%/năm.
“Trên thực tế, nhiều người đi vay cũng có những hoạt động không lành mạnh, như cờ bạc, buôn lậu, lừa đảo… và cần tiền rất nhanh. Trong khi đó, người cho vay lập ra các quỹ ‘tín dụng đen’ và đứng đằng sau thường là đối tượng hình sự hoặc ‘nuôi chăn dắt’ các đối tượng hình sự với mục đích đe dọa, đòi nợ thuê và gần như ‘cướp ngày’ của người vay. Hiện tại, tội phạm 'tín dụng đen' mặc dù đã bị kiềm chế nhưng tình hình vẫn rất phức tạp khi len lỏi về các miền quê, gây nhiều lo lắng trong xã hội,” ông Lâm nói.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng thừa nhận, hoạt động bảo kê tội phạm hiện đang diễn biến rất phức tạp. Trong khi đó, các đối tượng vi phạm pháp luật có rất nhiều thủ đoạn tấn công vô hiệu hóa đội ngũ thực thi pháp luật, từ làm quen dụ dỗ, mua chuộc, xuyên tạc, vu khống, hạ uy tín, gây áp lực không chỉ đến các cá nhân mà thậm chí là cả người thân. Do đó, có một số chiến sỹ không giữ vững được bản lĩnh đã có mối quan hệ hoặc làm ngơ... cho tội phạm.
“Với các loại tội phạm bảo kê, chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an là xử lý rất nghiêm với các trường hợp vi phạm pháp luật, không có ‘vùng cấm,’ kiên quyết xử lý nhằm củng cố lòng tin của nhân dân vào cán bộ công an,” Bộ trưởng nhấn mạnh./.
Chương I CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN, CÁC TỔ CHỨC THUỘC VÀ TRỰC THUỘC CHI CỤC KIỂM LÂM Điều 1. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục Kiểm lâm, gồm: Phòng Hành chính, Tổng hợp; Phòng Thanh tra, Pháp chế; Phòng Quản lý, Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên ; Phòng Sử dụng và Phát triển...