Đang truy cập: 9
Hôm nay: 1,128
Hôm qua: 944
Tháng hiện tại: 33,733
Tháng trước: 0
Tổng lượt truy cập: 2,233,964
- Đang truy cập9
- Hôm nay1,128
- Tháng hiện tại33,733
- Tổng lượt truy cập2,233,964
KỲ CUỐI: Cần sớm ổn định hoạt động chợ
Phần lớn người dân và nhiều tiểu thương An Hòa đồng tình với việc xây dựng một ngôi chợ mới, khang trang, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương cần giải quyết dứt điểm tình trạng hai chợ Yến song song như hiện nay.
Gần 5 năm nỗ lực, chính quyền và các đoàn thể địa phương đã tạo dựng được một ngôi chợ Yến khang trang. Ngoài ngân sách huyện xây khu chợ chính 5,7 tỉ đồng, xã đã góp 300 triệu đồng làm 2 mái vòm và một nhà để xe miễn phí.
Những nỗ lực của địa phương
Chủ trương di dời đến chợ mới được người dân và tiểu thương phấn khởi, ủng hộ. Tuy nhiên, một số trường hợp không đồng tình, lôi kéo người dân phản ứng và gửi văn bản kiến nghị đến chính quyền các cấp.
Các ông bà Nguyễn Đích, Trần Thị Hường, Phan Thị Kim Hoa, Lê Thị Xanh, Trần Thị Hoa có đơn kiến nghị với nội dung: Đề nghị không di dời chợ Yến, vì ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại của nhân dân, nhất là người già, người lớn tuổi vì chợ Yến mới cách xa khu dân cư; gây thiệt hại về tài sản vì phải tháo dỡ sạp và xây dựng lại tại vị trí mới; phải tốn kinh phí để nộp các khoản chi phí khác; phần lớn các hộ buôn bán nhỏ không đủ điều kiện di chuyển.
Đáng chú ý, những người này cho rằng được bà con nhân dân 2 thôn Nhơn Hội và Hội Sơn cử làm đại diện ký đơn trình bày và kiến nghị, nhưng theo tìm hiểu thực tế thì họ không có văn bản được ủy quyền làm người đại diện theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, có một số ý kiến kích động khác như: chợ Yến cũ từng nuôi giấu cán bộ, là di tích lịch sử cần phải giữ lại; xây dựng chợ Yến mới không lấy ý kiến nhân dân địa phương…
Phủ nhận một số thông tin kẻ xấu rêu rao, ông Nguyễn Văn Nuôi (SN 1943), Chủ tịch Hội Người cao tuổi, cũng là một lão thành cách mạng ở xã An Hòa, khẳng định: “Chợ Yến mới rất khang trang, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người dân xã An Hòa. Đặc biệt, việc di dời chợ giúp hơn 600 học sinh của Trường tiểu học số 2 An Hòa có môi trường học tập tốt hơn, đồng thời đảm bảo điều kiện phấn đấu lên trường chuẩn quốc gia năm học 2019-2020; hàng trăm hộ dân tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông diễn ra hàng ngày.
Vị trí chợ Yến cũ sau khi giải tỏa sẽ được xây dựng một công viên mới, khang trang, góp phần thay đổi bộ mặt xã An Hòa. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và có lợi cho người dân. Việc chống đối xây dựng và di dời chợ Yến chỉ là vì lợi ích riêng của một số người và không phải là ý kiến chung của người dân thôn Nhơn Hội nói riêng và xã An Hòa nói chung”.
Còn ông Trương Tấn Lai, Trưởng thôn Nhơn Hội, cho rằng: Nhiều năm qua, trong các buổi tiếp xúc cử tri của xã, bà con đã đề nghị chuyển chợ Yến đến vị trí mới để đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Khi có chủ trương xây dựng chợ Yến mới, UBND xã cũng triển khai lấy ý kiến dân và phần lớn bà con đều đồng tình, ủng hộ.
Chợ Yến cũ không phải là di tích lịch sử và cũng không ai nuôi giấu cán bộ ở đây. Chợ Yến mới chỉ cách 400m và không xa khu dân cư là bao, tất nhiên cũng có chút khó khăn đối với người già khi đi chợ. Tuy nhiên, vì sự phát triển của địa phương, các xã khác cũng đã xây dựng chợ mới, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Theo ông Trần Chí Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã An Hòa, thời gian qua, nhiều kẻ xấu cố tình gây rối, kích động người dân phản đối việc di dời chợ Yến đã gây nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc di dời chợ, ổn định việc kinh doanh, buôn bán của các tiểu thương.
Thậm chí, một số người dân, tiểu thương ủng hộ chủ trương di dời chợ còn bị kẻ xấu chặn đường, quấy rối. Khách lạ muốn ghé chợ cũ mua trái cây, chụp ảnh khu chợ cũng bị một nhóm người chú ý, to tiếng, mắng nhiếc dù không rõ khách muốn làm gì. Với mong muốn lớn nhất là sự đồng thuận của bà con, chính quyền xã An Hòa một mặt vẫn kiên trì giải thích, vận động tiểu thương, người dân ủng hộ chủ trương đúng đắn của xã.
Mặt khác, xã cũng cử cán bộ tích cực hỗ trợ tiểu thương trong việc tháo dỡ hàng sạp, vận chuyển đến địa điểm mới để ổn định buôn bán. Trong những ngày đầu di dời chợ, tình hình buôn bán khó khăn, chính quyền địa phương vận động cán bộ, người thân đến chợ mới mua hàng ủng hộ tiểu thương. Nhờ vậy, các tiểu thương đã di dời đến chợ mới rất đồng lòng và yên tâm kinh doanh.
Sớm hoàn thành việc di dời
Cuối tháng 5/2019, tại UBND xã An Hòa, Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức đối thoại với hơn 300 hộ dân trong xã liên quan đến việc di dời chợ Yến. Tại buổi đối thoại, lãnh đạo tỉnh đã lắng nghe những tâm tư của người dân về một số vấn đề liên quan đến di dời chợ Yến. Nhiều ý kiến cho rằng chợ cũ đã xuống cấp, đồng tình với chủ trương của chính quyền địa phương trong việc di dời đến chợ mới để buôn bán.
Chỉ có một số cá nhân (phần lớn trong số này không phải tiểu thương ở chợ Yến và cũng không phải quê quán tại đây - PV) lớn tiếng phản đối việc di dời chợ. Trao đổi tại buổi đối thoại, các đồng chí lãnh đạo mong muốn bà con vì lợi ích chung, vì sự phát triển của địa phương nên chuyển đến chợ Yến mới để kinh doanh, góp phần tạo điều kiện để địa phương phát triển.
Bà Nguyễn Thị Bạch Thủy, tiểu thương có ki ốt bán mỹ phẩm ở chợ Yến cũ đã 24 năm, bộc bạch: “Khi biết tin di dời lên chợ Yến mới, chúng tôi rất vui mừng vì có nơi bán buôn ổn định hơn. Từ ngày di dời chợ, do một số tiểu thương còn ở lại chợ cũ nên hoạt động chợ mới chưa được ổn định, sức mua còn chậm. Tuy nhiên, nhờ có khách du lịch, vãng lai cùng sự ủng hộ của người dân các thôn nên việc mua bán của tôi cũng tạm ổn.
Chúng tôi biết rằng khi ra kinh doanh, tiểu thương phải chịu các chi phí như điện, nước, phí vệ sinh, chỗ ngồi… nhưng việc chính quyền địa phương cho dùng điện miễn phí và miễn thu các chi phí khác đã giúp tiểu thương đỡ phần nào gánh nặng trong thời gian chợ hoạt động chưa ổn định. Tôi mong địa phương sớm di dời chợ cũ, chỉ cho hoạt động ở chợ mới thì tiểu thương mới yên tâm, ổn định mua bán”.
Còn theo bà Nguyễn Thị Tiến, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã An Hòa, toàn xã có hơn 3.000 hội viên phụ nữ. Phần lớn các chị đều rất đồng lòng với chủ trương dời chợ Yến đến vị trí mới. Tuy nhiên, do người dân còn giữ thói quen đi chợ Yến cũ nên thời gian qua, việc buôn bán tại chợ mới có phần hạn chế. Chính quyền và Hội Phụ nữ xã đã nỗ lực động viên nên các chị em đồng lòng cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này. Họ đều mong chính quyền nhanh chóng ổn định hoạt động chợ Yến mới để yên tâm buôn bán.
Về vấn đề này, ông Trần Sáu, Chủ tịch UBND xã An Hòa, cho biết: Việc di dời chợ Yến là chủ trương chung, góp phần xây dựng và phát triển xã theo tiêu chí nông thôn mới. Hòn Yến - An Hòa là thắng cảnh đẹp, sẽ đón nhiều du khách đến tham quan. Chợ Yến mới khang trang, sạch đẹp sẽ là nơi du khách đến mua sắm.
Mục tiêu của xã là khi chợ Yến mới hoạt động ổn định sẽ góp phần thu hút du lịch, thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ của địa phương; từ đó nâng cao đời sống của người dân xã An Hòa. Xã An Hòa sẽ sớm hoàn thành việc di dời chợ Yến cũ. Bà con không nên nghe lời kích động của kẻ xấu mà có những hành động đi ngược chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cản trở sự phát triển của quê hương An Hòa.
Chợ Yến cũ không đảm bảo để tiếp tục hoạt động kinh doanh, tiểu thương chuyển đến chợ Yến mới sẽ được hỗ trợ di dời, miễn giảm thuế một năm, hạn cuối đến ngày 31/7/2019. Những tiểu thương đăng ký hàng sạp sau thời gian này sẽ không được hưởng chính sách ưu đãi. Ông Bùi Văn Thành, Chủ tịch UBND huyện Tuy An |
Liên kết website
Đang truy cập: 9
Hôm nay: 1,128
Hôm qua: 944
Tháng hiện tại: 33,733
Tháng trước: 0
Tổng lượt truy cập: 2,233,964