Gia tăng hợp tác, phối hợp xử lý các thách thức trên biển

Chủ nhật - 17/03/2019 20:49 203 0
Tại Cuộc họp lần thứ 11 Nhóm giữa kỳ Diễn đàn Khu vực ASEAN về An ninh biển, các đại biểu chia sẻ quan ngại trước tình trạng các thách thức trên biển tiếp tục diễn biến phức tạp.
1
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh TTXVN phát)

Cuộc họp lần thứ 11 Nhóm giữa kỳ Diễn đàn Khu vực ASEAN về An ninh biển (ARF ISM-MS) do Việt Nam, Australia và Liên minh châu Âu (EU) đồng chủ trì đã kết thúc thành công vào chiều 15/3, tại thành phố Đà Nẵng. 

Trong hai ngày 14 và 15/3, hơn 80 quan chức và chuyên gia đầu ngành về an ninh và hợp tác biển từ 27 thành viên ARF, các tổ chức quốc tế liên quan và các Bộ, ngành của Việt Nam đã có các phiên thảo luận sôi nổi, hiệu quả về nhiều nội dung của hợp tác và an ninh biển, từ việc kiểm điểm tình hình an ninh biển, hoạt động của các cơ chế hợp tác, chính sách và biện pháp của quốc gia, tới những chủ đề cấp thiết hiện nay như an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững.

Trao đổi về tình hình an ninh biển ở khu vực, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982, trên các vùng biển ở khu vực.

Đồng thời, các đại biểu chia sẻ quan ngại trước tình trạng các thách thức trên biển tiếp tục diễn biến phức tạp, trong đó các tranh chấp chưa được giải quyết, sự gia tăng các loại tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển,  buôn ma túy, buôn người, và nạn khai thác cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa…

Trước tình hình đó, cuộc họp nhất trí các nước khu vực cần tiếp tục gia tăng hợp tác, phối hợp với nhau để xử lý những thách thức đặt ra một cách tổng thể, hữu hiệu.

Nhân dịp này, nhiều đại biểu lên tiếng bày tỏ quan ngại trước những diễn biến thời gian qua ở Biển Đông, trong đó có các hành động đơn phương, quân sự hóa, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực, không tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác giải quyết những thách thức chung.

Theo đó, các đại biểu đề cao nguyên tắc thượng tôn pháp luật, tuân thủ và thực thi nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982; kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình; không quân sự hóa; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) thực chất, hữu hiệu, phù hợp với luật pháp quốc tế. 

Trước cục diện an ninh biển khu vực có nhiều diễn biến đan xen, cuộc họp ghi nhận nỗ lực của các cơ chế khu vực cũng như của nhiều quốc gia nhằm tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh biển.

Trong số đó có việc thiết lập kênh liên lạc trực tiếp giữa các quan chức quốc phòng, xây dựng quy tắc hướng dẫn chung, cải tiến cơ chế trao đổi về biển, hoạt động tuần tra chung, xây dựng và mở rộng cơ chế chia sẻ thông tin, hỗ trợ xây dựng và nâng cao năng lực, cũng như tiến trình thương lượng giữa ASEAN và Trung Quốc để đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả. 

Liên quan tới vấn đề an toàn hàng hải, cuộc họp ghi nhận việc ASEAN đã thông qua quy trình hoạt động chuẩn nhằm giúp giúp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các nước trong những chiến dịch tìm kiếm cứu nạn, đề xuất của Nhật ứng dụng công nghệ trong theo dõi di chuyển của tàu bè và sáng kiến của Mỹ về bảo đảm an toàn thông tin, chống tấn công mạng nhắm vào tàu thuyền.

Các đại biểu cũng nghe báo cáo về một số hoạt động, sáng kiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững, trong đó có nỗ lực xử lý nạn rác thải nhựa trên biển.

Gia tang hop tac, phoi hop xu ly cac thach thuc tren bien hinh anh 1
Các tàu cá công suất lớn của ngư dân Quảng Trị. (Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN)
Trong khuôn khổ ARF, từ tháng 8/2018 tới nay, đã có 5 hội thảo được tổ chức để bàn về những nội dung khác nhau trong công tác bảo đảm an ninh biển, bao gồm xây dựng cơ chế đầu mối liên lạc quốc gia về các vấn đề trên biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai tại các khu vực ven biển, tăng cường an toàn khi đi lại bằng phà, vận dụng quy định của Công ước Luật biển và các văn kiện pháp lý quốc tế để xử lý các vấn đề đang nổi lên và hợp tác thực thi pháp luật trên biển.

Dự kiến từ nay tới tháng 8/2019 sẽ có thêm các hội thảo về chủ đề ngăn ngừa rác thải nhựa, tăng cường hợp tác xử lý các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực nghề cá… 

Chuẩn bị kế hoạch hoạt động cho giai đoạn mới, cuộc họp đã xem xét một số sáng kiến, hoạt động do các nước đề xuất. Trong đó, ngoài các nội dung ưu tiên và tiếp nối từ giai đoạn trước như thực hiện quy định của Công ước Luật biển và các văn kiện pháp lý quốc tế, hợp tác thực thi pháp luật trên biển, nâng cao nhận thức không gian biển và an toàn phà, có thêm các nội dung mới như sáng kiến xây dựng quy tắc hướng dẫn dành cho các cơ quan thực thi pháp luật trên biển nhằm ngăn ngừa và quản lý sự cố, giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Luật biển, lập danh mục đầu mối liên lạc và đào tạo về an toàn tàu, cảng…

Tính riêng từ đầu năm 2019, Cuộc họp lần thứ 11 Nhóm giữa kỳ ARF về An ninh biển là hoạt động thứ 3 trong khuôn khổ ARF do Việt Nam tổ chức về chủ đề an ninh biển.

Thành công của cuộc họp lần này tiếp tục cho thấy vai trò trách nhiệm cùng sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác về các vấn đề liên quan tới hoà bình, ổn định ở khu vực, trong đó có an ninh biển.

Tại cuộc họp, các đại biểu đều đánh giá cao vai trò và đóng góp tích cực của đoàn Việt Nam, chia sẻ và nhất trí với nhiều đánh giá, biện pháp do đoàn Việt Nam đề xuất, trong đó có việc rà soát, sắp xếp và tổ chức lại các cơ chế hợp tác biển hiện có trong khu vực nhằm nâng cao hiệu quả và tránh chồng chéo.

Theo quy định, các kết quả và đề xuất được nhất trí tại Cuộc họp Nhóm giữa kỳ lần này sẽ được báo cáo lên Hội nghị Quan chức cao cấp ARF dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5/2019 tại Thái Lan./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kqkkr1

22/2023/TT-BNNPTNT

Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp

lượt xem: 2451 | lượt tải:180

16/2023/TT-BNNPTNT

Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng

lượt xem: 2158 | lượt tải:227

29/2023/NĐ-CP

Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế.

lượt xem: 1616 | lượt tải:94

123/BNN-TCLN

Công văn V/v tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, cháy rừng

lượt xem: 2629 | lượt tải:196

111/2022/NĐ-CP

Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ quy định về hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

lượt xem: 2474 | lượt tải:120
Logo liên kết

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 9

Hôm nay: 1,893

Hôm qua: 1,894

Tháng hiện tại: 42,681

Tháng trước: 103,525

Tổng lượt truy cập: 2,104,428

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây