Năm 2019, các cấp, các ngành, địa phương, chủ rừng đã triển khai nhiều biện pháp tích cực, có hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); hầu hết các điểm cháy đều được phát hiện kịp thời và nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện triển khai tiếp cận hiện trường. Tuy nhiên, do địa hình rừng núi phức tạp, nắng nóng khô hạn kéo dài, thực bì khô nẻ, việc triển khai lực lượng, phương tiện, dụng cụ gặp nhiều khó khăn nên đã có 70 vụ cháy, với tổng diện tích bị cháy hơn 1.340ha, làm thiệt hại hơn 1.180ha rừng trồng.
Ngoài nguyên nhân khách quan gây ra cháy rừng do thời tiết nắng nóng kéo dài, thì nguyên nhân chủ quan là hầu hết các vụ cháy rừng xuất phát từ việc sử dụng lửa ven rừng, trong rừng của người dân không tuân thủ đúng các quy định về an toàn PCCCR. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền các quy định về bảo vệ rừng và PCCCR hiệu quả chưa cao; một số bộ phận dân cư ý thức còn thấp chưa chấp hành các quy định về PCCCR, khi xảy ra cháy rừng chưa tự giác, tích cực tham gia chữa cháy...
Dự báo tình hình thời tiết năm 2020 tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình khô hạn sẽ diễn ra trên diện rộng và kéo dài; tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh nhận định sẽ phức tạp, nguy cơ cháy rừng luôn ở mức cao, nguy hiểm. Ngay từ đâu năm 2020, các sở, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương, chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ rừng, PCCCR.
Thảo luận tại Hội nghị, các cơ quan, ban ngành chức năng đề xuất, kiến nghị một số nội dung liên quan công tác PCCCR trong thời gian tới. Trong đó kiến nghị UBND tỉnh xem xét nguồn lực từ lực lượng đến trang thiết bị, chế độ chính sách cho lực lượng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng chuyên trách; cho phép BQL rừng chủ động cân đối nguồn ngân sách từ bán sản phảm rừng để chủ động hợp đồng thêm nhân lực bảo vệ rừng, trang bị thiết bị vào những tháng cao điểm nắng nóng...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế ghi nhận sự nỗ lực, kết quả đạt được trong công tác PCCCR của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong năm vừa qua. Dự báo tình hình thời tiết năm 2020 tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, do vậy các cơ quan chức năng cần tích cực, chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương xây dựng và hoàn thiện phương án PCCCR trước mùa khô; kiện toàn lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng – PCCCR, nhất là quan tâm đến công tác chỉ huy chữa cháy rừng, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chủ rừng, tổ, đội bảo vệ rừng –PCCCR. Thường xuyên tổ chức kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCCR trước và trong suốt mùa khô; khẩn trương thực hiện các kế hoạch, dự án mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị PCCCR cho lực lượng chuyên ngành về PCCCR. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm trình UBND tỉnh ban hành quy định mức chi cho người trực cháy và huy động tham gia chữa cháy rừng để có cơ sở triển khai thực hiện.
Đồng chí lưu ý, nguyên nhân gây cháy rừng chủ yếu do con người sử dụng lửa bất cẩn, thiếu ý thức hoặc kiến thức về an toàn trong PCCCR. Các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia PCCCR, nhất là nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức trách nhiệm của chủ rừng và các tổ chức, hộ gia đình có hoạt động trong rừng, ven rừng và cộng đồng dân cư sống gần rừng; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, xử lý tình hình thực hiện các biện pháp phòng ngừa về cháy rừng tại các cơ sở để nâng cao nhận thức cho người dân và các chủ rừng.
Nguồn tin: phuyen.gov.vn
Chương I CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN, CÁC TỔ CHỨC THUỘC VÀ TRỰC THUỘC CHI CỤC KIỂM LÂM Điều 1. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục Kiểm lâm, gồm: Phòng Hành chính, Tổng hợp; Phòng Thanh tra, Pháp chế; Phòng Quản lý, Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên ; Phòng Sử dụng và Phát triển...